DANH MỤC SẢN PHẨM
Tin tức nổi bật
-
IT SYSTEM Tự hào là nhà cung cấp số lượng lớn các mặt hàng cho Samsung
-
CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI LẮP BÁNH XE ĐẨY HÀNG
-
IT System - Bánh xe chống tĩnh điện ESD
-
Bàn Thao Tác - Được làm từ những vật liệu gì
-
3 LOẠI NHỰA DÙNG LÀM BÁNH XE ĐẨY PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY
-
3 LOẠI BÁNH XE ĐẨY ĐANG ĐƯỢC ƯA CHUỘNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
Công nghiệp Hải Phòng: Hướng đi của tương lai
Bắt kịp xu thế công nghiệp thời đại mới, Thành phố Hải Phòng đang là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài với tổng nguồn vốn đầu tư lên tới 119 triệu USD. Đó là dự án của Fuji Xerox doanh nghiệp chuyên sản xuất và xuất khẩu máy photocopy, thiết bị đa chức năng và máy in, công suất 2 triệu sản phẩm/năm. Dự án với số vốn lớn như vậy đã giúp ngành công nghiệp Hải Phòng có những bước đi vững chắc nhất trong lòng các doanh nghiệp nước ngoài là tiền đề giúp ngành công nghiệp nặng có được vị thế trong tương lai.
Từng bước chuyển dịch.
Vào những năm đầu tiên của thập kỷ 20 khi nhắc đến Hải Phòng con người ta nghĩ tới ngay những thành tựu to lớn của ngành đóng tàu nơi đây. Khẳng định mình với những dự án đóng tàu lớn nhất cả nước và ngành công nghiệp Xi Măng tại đây cũng được phát triển với công suất lớn nhất toàn miền Bắc. Có sẵn lợi thế như vậy Hải Phòng được nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm và để mắt đến. Sau này những khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dần dần được xuất hiện nhiều hơn với những công trình lớn giải quyết nỗi lo công việc cho nhiều hộ gia đình và người dân trong thành phố.
Ngành công nghiệp mũi nhọn có được những thành quả to lớn như vậy nhưng không tránh được thời thế thay đổi. Sự khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất công nghiệp nói chung và các ngành công nghiệp chủ chốt của Hải Phòng nói riêng. Đối với các doanh nghiệp đóng tàu, sự sàng lọc có thể nghiệt ngã hơn. Hàng loạt doanh nghiệp phải thu gọn sản xuất, hàng nghìn công nhân bị mất hoặc thiếu nhỡ việc làm. Nhưng tất cả là để làm sống lại, làm lớn mạnh hơn một ngành công nghiệp truyền thống, một thế mạnh của thành phố Cảng Hải Phòng trong mấy chục năm qua. Tuy đau xót về sự mất mát, thua thiệt nhưng Hải Phòng vẫn tự hào là nơi đóng thành công những con tàu lớn của cả nước, một loạt tàu 53.000 tấn, kho nổi chứa dầu trên biển 150.000 tấn và gần đây nhất là tàu chở hàng rời 56.200 tấn. Đó là cả một sự trưởng thành vượt bậc cả về trình độ và công nghệ, bởi cách đây ít năm thôi, công nghiệp đóng tàu Hải Phòng còn nhỏ bé, mới chỉ đóng nổi những con tàu vài nghìn tấn. Nam Triệu, Bạch Đằng, Phà Rừng, Sông Cấm… vẫn sẽ là những tên tuổi lớn của ngành đóng tàu Việt Nam và chắc chắn sẽ lại bật dậy từ chính trong khó khăn.
Đi cùng với sự ảnh hưởng và khủng hoảng da giày, dệt may, thép phải đối mặt với không ít thách thức, nhất là việc tiêu thụ các sản phẩm sản xuất do chính sách thắt chặt chi tiêu, hạn chế đầu tư các công trình xây dựng chưa thật sự cần thiết... Sản lượng sụt giảm, hàng tồn kho lớn đẩy hầu hết doanh nghiệp vào cảnh khó khăn hơn khi lợi nhuận không còn cao như trước mà chi phí vẫn không ngừng tăng nhanh. Thế nhưng, đây chính là bối cảnh, là sự thôi thúc dẫn tới một cuộc chuyển mình, tạo đà bứt phá của công nghiệp Hải Phòng.
Tuy nhiên có sẵn lợi thế là những ngành công nghiệp chủ chốt và điều kiện thiên nhiên ưu đãi Hải Phòng được nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm và để mắt đến. Sau này những khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dần dần được xuất hiện nhiều hơn với những công trình lớn giải quyết nỗi lo công việc cho nhiều hộ gia đình và người dân trong thành phố.
Hướng tới sự phát triển bền vững.
Có những khó khăn như vậy nhưng tới này Hải Phòng đang thật sự lớn mạnh và có những chiến lược phát triển lâu dài với quy hoạch phát triển chung của thành phố, hướng tới mục tiêu cơ bản trở thành thành phố công nghiệp, dịch vụ cảng văn minh, hiện đại vào năm 2015. Càng đáng mừng hơn khi cơ cấu sản xuất công nghiệp Hải Phòng ngày càng rộng mở, đa dạng, ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn với nhiều ngành hàng chủ lực, cung cấp không chỉ riêng cho Hải Phòng, mà chiếm thị phần lớn của cả nước như Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng, Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ, Nhà máy phân bón DAP Đình Vũ… Trước thềm năm mới 2013, tương lai của ngành công nghiệp Hải Phòng rộng mở và tươi sáng khi một loạt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất tại Hải Phòng với công nghệ cao như Kyocera; Bridgestone; Fuji Xerox… Từ khó khăn, công nghiệp Hải Phòng đang bật dậy có bước đi vững chắc và hiệu quả hơn.
Không chỉ có vậy, Hải Phòng còn có nhiều dự án công nghiệp đã, đang và sắp đi vào hoạt động có vị thế, chiếm tỷ trọng khá lớn trên thị trường cả nước như phân bón DAP, Nhiệt điện, Xơ sợi Đình Vũ… Đây là những dự án trọng điểm, có vai trò quan trọng trong cung ứng nguyên liệu cho ngành dệt may, sản xuất nông nghiệp…, trong khi trước đây chủ yếu phải nhập khẩu. Quan trọng hơn là các dự án này đóng góp giá trị sản xuất công nghiệp và số nộp ngân sách khá lớn.
Trong cuộc làm việc mới đây tại Hải Phòng, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định: hướng đi trong sản xuất công nghiệp của Hải Phòng là hoàn toàn đúng đắn, biết kết hợp, phát huy các ngành nghề truyền thống ổn định việc làm cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội đồng thời tích cực tái cơ cấu để tạo ra những ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, hiện đại theo mô hình công nghiệp xanh, công nghiệp sạch và bền vững.
Với 10 khu công nghiệp có tổng diện tích 3548 ha, trong đó có 6 khu đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đang thu hút nhiều dự án đầu tư như VSIP, Nô- mu- ra, Tràng Duệ, Đồ Sơn, Tân Liên, Đình Vũ, nam cầu Kiền… cùng nhiều cụm công nghiệp…, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt hơn 10% trở lên, cùng với xây dựng chiếm tỷ trọng 37% trong tổng GDP thành phố, công nghiệp Hải Phòng đang thực sự có những bước đi lớn đánh dấu sự trưởng thành hơn trong tương lai.