Bánh xe có lẽ là phần quan trọng nhất để một chiếc xe đẩy hàng hoạt động một cách tốt nhất. Sau khi lựa chọn cho mình hệ thống bánh xe đẩy ưng ý bạn cần phải nắm được những nguyên lý hoạt động của chúng. Có khá nhiều khách hàng của chúng tôi ở các thành phố khác nhau khi mua hàng đều gặp khó khăn trong khâu lắp đặt và và sử dụng bánh xe đẩy hàng. Để hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất hãy cùng đọc bài chia sẻ của chúng tôi để có thể hiểu hơn về nguyên lý hoạt động của bánh xe đẩy hàng nhé!
Lắp đặt bánh xe đẩy với hệ thống.
Sử dụng bánh xe có tải trọng phù hợp với công việc. Nên có hệ số an toàn từ 1.25 trở lên phòng các tác động ngoài ý muốn như rung, xóc khi xe đẩy chở nặng vượt chướng ngại vật hoặc những đoạn đường xóc không bằng phẳng.
+ Sử dụng bánh xe cùng Series cho cùng một hệ thống xe đẩy. Trường hợp sử dụng 2 Series khác nhau phải đảm bảo bánh xe có cùng chiều cao hoặc kê đệm thêm cho phù hợp.
+ Các bánh xe phải lắp cân bằng với nhau sao cho khi đặt xe đẩy trên mặt sàn phẳng, 4 bánh xe phải cùng chạm mặt sàn.
+ Chú ý tới bán kính xoay của bánh xe di động - không được để các đường giới hạn xoay chạm nhau.
+ Các bánh xe cố định phải lắp song song với nhau.
+ Sử dụng đúng loại bulon và ê cu, bắt chặt bánh xe với hệ thống xe đẩy trước khi sử dụng.
2. Sơ đồ lắp kết hợp bánh xe xoay và cố định.
Bánh xe đẩy hàng có thể lắp làm xe đẩy để sử dụng cho nhiều lĩnh vực như xây dựng, sửa chữa và trang trí. Tuy vậy bạn không nhất thiết phải sử dụng cùng một loại bánh xe mà có thể kết hợp các loại bánh xe để tạo ra một chiếc xe đẩy phù hợp với mình. Dưới đây là một số cách lắp đặt kết hợp giữa bánh xe quay và cố định.
* Tam giác quay: Xe đẩy tay này thường dùng để chuyên chở các thùng rượu hoặc máy móc cỡ nhỏ. Cách kết hợp này cho khả năng di chuyển linh hoạt và xoay chuyển dễ dàng.
* Thoi cố định: Là cách kết hợp đơn giản nhất và tiết kiệm nhất. Tuy nhiên chỉ nên dùng khi trọng tải cả xe và hàng là không đáng kể, đường đi thẳng và không có dốc.
* Bốn bánh quay: Dùng trong trường hợp bạn thường xuyên phải xoay chuyển đều cả 4 hướng. Nếu xe đẩy phải sử dụng ở khu vực dốc bạn nên sử dụng loại bánh xe quay có phanh. Có thể nói đây là cách kết hợp đơn giản nhất nhưng cũng linh hoạt nhất.
* Hai bánh quay, hai bánh cố định: Một phương pháp kết hợp rất có tính kinh tế và hiệu quả.
* Thoi quay: Kiểu kết hợp theo hình thoi sẽ giúp xe đẩy di chuyển linh hoạt hơn. Tuy nhiên tuyệt đối không sử dụng xe đẩy tay này ở những khu vực dốc.
* Bốn bánh quay, hai bánh cố định: Dùng cho xe đẩy dài và chở nặng. 2 bánh xe đẩy hàng cố định nằm giữa giúp chia sẻ tải trọng vừa mang tính kinh tế vừa không làm giảm sự linh hoạt của xe đẩy.
Hướng dẫn sử dụng bánh xe và xe đẩy.
1. Tốc độ di chuyển.
Trong điều kiện nhiệt độ bình thường và điều kiện mặt sàn bằng phẳng, bạn đẩy xe tăng tốc từ từ và tốc độ bạn đẩy xe tối đa không vượt quá tốc độ đi bộ của người (6-8 km/h). Đồng thời bạn tránh các lực tác động đột ngột tới chuyển động của xe như: va chạm với chướng ngại vật trên đường, rung lắc do đường xấu, vv....
Ngoài ra bạn không nên để bánh xe, xe đẩy phải hoạt động liên tục trong thời gian dài do ma sát trong quá trình vận hành sẽ làm gia tăng nhiệt độ tại các điểm tiếp xúc và khớp nối, đẩy nhanh quá trình mài mòn.
Thông thường, bánh xe có đường kính dưới 75mm - tốc độ di chuyển lý tưởng là 2km/h. Bánh xe đường kính dưới 100mm, tốc độ dưới 4km/h
2. Vệ sinh và bảo dưỡng.
Thực hiện vệ sinh, loại trừ các vật lạ cuốn theo lốp và trục bánh xe, bảo dưỡng và tra dầu bôi trơn định kỳ.